Sinh Vien Vung Tau Forum

Chào mừng bạn đến với diễn đàn cộng đồng sinh viên trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu ! Hãy đăng ký thành viên đê hưởng đầy đủ những tiện ích của diễn đàn
Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn !
-Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 01687580844

Sinh Vien Vung Tau Forum

Chào mừng bạn đến với diễn đàn cộng đồng sinh viên trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu ! Hãy đăng ký thành viên đê hưởng đầy đủ những tiện ích của diễn đàn
Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn !
-Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 01687580844

Đăng Nhập

Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?

Đăng Ký

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  
{codecitation style="brush: xml;"}{/codecitation}

    Mẹo : Xua đuổi rắn lục đuôi đỏ hiệu quả

      Quản Trị Viên
      Admin

      Số Bài Số Bài : 292

      Points Points : 809

      Thanks Thanks : 14

      #1

       Fri Dec 19, 2014 12:05 pm

      Ngay sau khi bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc. Tuyệt đối không chích rạch tại vết cắn.
      Người dân cần phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo…ở sân trước nhà nên trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà....
      Mẹo : Xua đuổi rắn lục đuôi đỏ hiệu quả Ran
      Ảnh minh họa: Internet
      Đây là nội dung của công văn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rắn lục đuôi đỏ cắn do thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên ký gửi các đơn vị trực thuộc vào chiều 12/12.
      Theo Bộ Y tế, đa số bệnh nhân bị rắn cắn vào tay, chân trong quá trình lao động. Vết cắn có dấu móc độc biểu hiện có 2 dấu răng cách nhau khoảng 1 cm. Vài phút sau khi bị cắn sưng nề nhanh, người bị rắn cắn sẽ đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm. Sau khoảng 6 giờ phần tổn thương sưng nề lan rộng từ vết cắn có thể đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ. Có thể có bọng nước, xuất huyết trong bọng nước. Có thể nhiễm khuẩn tại chỗ (hội chứng khoang).
      Người bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường chóng mặt. Có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu: tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu. Có thể có sốc phản vệ do nọc rắn. Chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng. Chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa, tiết niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não.
      Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu thích hợp. Theo đó, khi bị rắn cắn cần phải khẩn trương rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề. Băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch, không garô động mạch. Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp.
      Tuyệt đối không chích rạch tại vết cắn. Ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc. Nếu đau nhiều: giảm đau bằng paracetamol uống.  
      Nếu tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoặc phản vệ  nhân viên y tế tuyến cơ sở cần đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (đặt ở chi khác chi bị cắn) để truyền dịch. Đồng thời phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay không được để mất quá nhiều thời gian tìm thầy lang thuốc lá.
      Nếu bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục và/hoặc truyền máu và các chế phẩm máu.
      Để phòng rắn cắn, Bộ Y tế khuyến cáo khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mắc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn.
      Các chuyên gia cho biết, rối loạn đông máu do nọc rắn lục  đuôi đỏ là do tiêu thụ hoặc ức chế các yếu tố đông máu, người bệnh rơi vào tình trạng như đông máu nội mạch rải rác (DIC), một mặt tạo ra các fibrin hoà tan, làm xuất hiện các cục huyết khối nhỏ rải rác trong lòng mạch. Đồng thời quá trình tiêu fibrin dẫn đến tiêu thụ quá nhiều các yếu tố đông máu khiến người bị rắn cắn xuất huyết và thiếu máu gây thiếu ôxy. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sẽ đe dọa đến tính mạng.
      Từ đầu năm đến nay, người dân tại một số tỉnh, thành phố như Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng… bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, từ tháng 12/2013 – 11/2014, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 779 ca nhập viện do rắn cắn, trong đó có 492 trường hợp do rắn lục đuôi đỏ cắn, chiếm 63%. Đáng lưu ý là cũng tại bệnh viện này trong tháng 10/2014, số ca nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn tăng cao đột ngột, lên đến 90 ca trong khi các tháng trước chỉ khoảng 50 ca.