TTO - Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng (quy định cũ gồm hai mức 18 tháng và 24 tháng).
Chiều 19-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) với 433/433 đại biểu có mặt tại hội trường tán thành.
Đạo luật vừa được Quốc hội thông qua quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân theo học cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi (tuổi gọi nhập ngũ theo quy định cũ là từ 18 đến 25).
Theo ông Nguyễn Kim Khoa (Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội), trước khi thông qua Luật, có ý kiến của đại biểu đề nghị giữ nguyên độ tuổi gọi nhập ngũ như Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành vì cho rằng, sinh viên học đại học y lâu nhất thì sau khi ra trường đa số chưa tới 25 tuổi, những vướng mắc trong tuyển chọn, gọi sinh viên tốt nghiệp đại học nhập ngũ không phải do hạn chế về độ tuổi mà do tổ chức thực hiện.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân phải bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Hiến pháp, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập theo quy định hiện hành.
Theo đó chỉ quy định kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi đối với công dân trình độ cao đẳng và đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình, đây là giải pháp tạo điều kiện cho sinh viên, vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập, vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, Luật nghĩa vụ quân sự vừa được Quốc hội thông qua quy định công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Luật có hiệu lực từ 1-1-2016.
Các tân binh tại TP.HCM lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự tháng 9-2014 - Ảnh: Hữu Khoa |
Chiều 19-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) với 433/433 đại biểu có mặt tại hội trường tán thành.
Đạo luật vừa được Quốc hội thông qua quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân theo học cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi (tuổi gọi nhập ngũ theo quy định cũ là từ 18 đến 25).
Theo ông Nguyễn Kim Khoa (Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội), trước khi thông qua Luật, có ý kiến của đại biểu đề nghị giữ nguyên độ tuổi gọi nhập ngũ như Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành vì cho rằng, sinh viên học đại học y lâu nhất thì sau khi ra trường đa số chưa tới 25 tuổi, những vướng mắc trong tuyển chọn, gọi sinh viên tốt nghiệp đại học nhập ngũ không phải do hạn chế về độ tuổi mà do tổ chức thực hiện.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân phải bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Hiến pháp, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập theo quy định hiện hành.
Theo đó chỉ quy định kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi đối với công dân trình độ cao đẳng và đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình, đây là giải pháp tạo điều kiện cho sinh viên, vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập, vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, Luật nghĩa vụ quân sự vừa được Quốc hội thông qua quy định công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Luật có hiệu lực từ 1-1-2016.