Sinh Vien Vung Tau Forum

Chào mừng bạn đến với diễn đàn cộng đồng sinh viên trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu ! Hãy đăng ký thành viên đê hưởng đầy đủ những tiện ích của diễn đàn
Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn !
-Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 01687580844

Sinh Vien Vung Tau Forum

Chào mừng bạn đến với diễn đàn cộng đồng sinh viên trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu ! Hãy đăng ký thành viên đê hưởng đầy đủ những tiện ích của diễn đàn
Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn !
-Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 01687580844

Đăng Nhập

Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?

Đăng Ký

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  
{codecitation style="brush: xml;"}{/codecitation}

    Vẫn thành công dù không chọn đại học

      Quản Trị Viên
      Admin

      Số Bài Số Bài : 292

      Points Points : 809

      Thanks Thanks : 14

      #1

       Mon Aug 26, 2013 9:06 am

      Vững chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ và được bổ sung kỹ năng nghề nghiệp, nhiều bạn trẻ vẫn tự tin khởi nghiệp thành công mà không cần tấm bằng đại học.



      Tháng 6/2013, [You must be registered and logged in to see this link.] đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho hơn 70 sinh viên khóa đầu tiên của trường. Hơn 50% sinh viên trong số này đã có việc làm tốt ngay cả khi chưa nhận bằng tốt nghiệp. Trong đó có những sinh viên đã được giữ lại trường để phát triển thành giảng viên hoặc làm việc tại Tập đoàn FPT. 

      Cùng với 5 bạn sinh viên được nhận làm việc tại các cơ sở của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic trên toàn quốc, Nguyễn Lệ Giang - cô Thủ khoa dễ thương chuyên ngành Kế toán, khóa 6, FPT Polytechnic Hà Nội quyết định về khởi nghiệp tại FPT Polytechnic Tây Nguyên. Là con gái Hà Nội, quyết định lập nghiệp xa nhà nhưng Giang đã nhanh chóng hòa nhập được với môi trường sống và làm việc tại Tây Nguyên. 

      Bởi niềm đam mê với những con số và công việc giảng dạy cũng như mong muốn được tiếp tục gắn bó với môi trường FPT Polytechnic, Giang đã ghi điểm với các Giám đốc và Trưởng Ban đào tạo trong vòng phỏng vấn tuyển dụng. Giang chia sẻ bí quyết tăng thêm kinh nghiệm là việc đăng ký thực tập ngay tại Xưởng thực hành kế toán FPT Polytechnic. Các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán được tiếp xúc với những chứng từ thật, làm công việc theo dự án mô phỏng hoặc được nhà trường ký kết thực với các doanh nghiệp bên ngoài. Đó là một cách rất tốt  để bạn  học tập kiến thức thực tế, cũng như không lạ lẫm với công việc và môi trường làm việc.

       
      [You must be registered and logged in to see this image.]

      Sinh viên FPT Polytechnic tại  “Xưởng thực hành - Poly services”.

      Được tiếp nhận vào làm việc tại Công ty cổ phần giải trí và truyền thông AGC.Prototype trực thuộc Tập đoàn G&K của Mỹ khi còn chưa tốt nghiệp, Vũ Tiến Dũng, cựu sinh viên chuyên ngành Ứng dụng phần mềm, khóa 6, [You must be registered and logged in to see this link.] hiện đang đảm nhiệm công việc quản lý dự án, kiêm nhân viên kinh doanh mảng dịch vụ website và phần mềm. Với sự năng động và ý chí cầu tiến, Dũng được công ty tin tưởng giao cho quản lý một nhóm cộng tác viên lên đến gần 10 thành viên. Mức lương mà Dũng nhận được hiện là ước mơ của nhiều cử nhân đại học. 

       



      [You must be registered and logged in to see this image.]

      Vũ Tiến Dũng trong lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên của FPT Polytechnic.

      Được truyền niềm đam mê công nghệ từ người anh trai, một lập trình viên, Dũng quyết định lựa chọn theo học ngành Ứng dụng phần mềm dù trước đấy đã có ý định đi theo con đường kinh doanh. Tại [You must be registered and logged in to see this link.], thời lượng học thực hành mỗi môn học lên tới 70% đã nhanh chóng giúp sinh viên nắm được kiến thức cũng như thực hành kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, Dũng cảm thấy hài lòng với chương trình học mang lại nhiều điều bổ ích, các kỹ năng làm việc, giao tiếp, quản lý, khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng… Và đặc biệt môn học Nguyên lý kế toán đã giúp bạn khá nhiều trong việc quản lý công việc kinh doanh của gia đình cũng như tại AGC.Prototype. 

      Theo như lời nhận xét từ sếp trực tiếp của Dũng, anh Nguyễn Minh Long -  Điều phối viên của Tập đoàn G&K, khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Điểm khác biệt lớn nhất giữa Dũng và các nhân viên khác, tôi nghĩ có lẽ là ở sự năng động, nắm bắt và giải quyết vấn đề nhanh gọn, quyết đoán. Nhiều nhân viên khác trước khi chính thức được giao các project thì còn phải qua quá trình đào tạo lại, rất tốn kém và hao phí thời gian. Nhưng Dũng thì khác, nắm bắt công việc tốt, cũng không cần trải qua một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nào trước khi nhận công việc tại công ty. Tôi đánh giá cao Dũng ở khả năng làm việc hiệu quả, đáp ứng tốt công việc được giao phó. Ngoài ra, Dũng còn là một nhân viên rất hoà đồng, tuy còn trẻ và nắm giữ chức vụ quan trọng nhưng cậu ấy không xa cách với nhân viên dưới quyền, hay các nhân viên khác trong công ty”.
      [color][font]
      Phải đỗ đại học dường như trở thành mục tiêu, động lực của mỗi sĩ tử, sau hơn 12 năm học tập tại bậc phổ thông. Và dường như trong định kiến của xã hội ngày nay thì đại học vẫn là con đường duy nhất để dẫn tới thành công, nhưng điều này có thật sự đúng?
      [/font][/color]
      Đại học không phải là con đường duy nhất đến thành công

      Một sinh viên từng thú nhận tại một buổi tọa đàm: “Chúng tôi coi Đại học là con đường duy nhất bởi vì chúng tôi có quá ít thông tin về việc đào tạo trong trường đại học. Có rất nhiều sinh viên thừa nhận sai lầm khi đã từng nghĩ "cứ vào bất kì một trường đại học nào đó rồi... tính tiếp", biết là mình đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho việc học này nhưng không dám "dũng cảm" bỏ học để tìm cho mình một lối đi khác!”.

      Các bạn trẻ thường không nhận ra rằng bằng cấp chỉ là chiếc bình đựng còn tri thức và kỹ năng nghề nghiệp là những hành trang thực sự cần thiết không thể thiếu trên con đường khởi nghiệp.  Là một nhà tuyển dụng, anh Nguyễn Minh Long chia sẻ về những tình huống mà công ty từng gặp khi tuyển dụng những cử nhân đại học chỉ giỏi lý thuyết mà lại yếu kém trong thực hành, triển khai công việc thực tế:“Thị trường tuyển dụng lao động trong ngành công nghệ thông tin bây giờ vẫn còn thiếu và thiếu rất nhiều. Nhiều các công ty đã, đang và sẽ áp dụng công nghệ thông tin trong công việc quản lý, kinh doanh và nhu cầu lao động có năng lực chuyên môn khá ngày càng tăng cao. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng được những lao động có khả năng đáp ứng công việc ngay lập tức và không muốn mất thêm nhiều chi phí, cũng như thời gian để đào tạo lại. Mặc dù vài năm gần đây các trường đại học và cao đẳng đều rất chú trọng đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này, nhưng số sinh viên tốt nghiệp và có thể làm được việc ngay là rất ít”.

      Anh gửi gắm lời khuyên tới bạn trẻ: “Không có thành công, cho những kẻ lười biếng. Hãy cố gắng tích lũy thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nếu như các bạn muốn có một công việc tốt. Cơ hội có thể không đến nhiều lần nhưng quan trọng là bạn sẽ làm gì khi có cơ hội. và cuối cùng là chuẩn bị mọi thứ và hãy sẵn sàng "chiến đấu" bất cứ lúc nào!”.